(Dân trí) – Hạ tầng giao thông đồng bộ, nhiều tuyến đường lớn, trọng điểm, mặt bằng giá đất còn dư địa tăng, Thanh Hóa trở thành một điểm sáng mới, thu hút nhiều nhà đầu tư.
Thị trường Thanh Hóa giàu dư địa bứt phá
Một số nhà đầu tư có xu hướng tìm kiếm cơ hội tại các địa phương nơi có tiềm năng kinh tế lớn, bất động sản còn nhiều dư địa tăng trưởng. Sở hữu những lợi thế về hạ tầng giao thông đồng bộ, nhiều tuyến đường lớn, trọng điểm, mặt bằng giá đất còn nhiều dư địa tăng trưởng, khi bất động sản tại các thành phố trung tâm dần bão hòa, Thanh Hóa trở thành một điểm sáng mới, thu hút nhiều nhà đầu tư.
Trong quý I/2022, kinh tế của tỉnh Thanh Hóa tăng trưởng khá, trong nhóm các tỉnh, thành phố có tốc độ tăng trưởng cao cả nước.
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 11.761 tỷ đồng, bằng 41,8% dự toán, tăng 55% so với cùng kỳ. Thu nội địa ước đạt 7.232 tỷ đồng, bằng 42,2% dự toán, tăng 65% so với cùng kỳ. Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu ước đạt 4.529 tỷ đồng, bằng 41,2% dự toán, tăng 43% so với cùng kỳ. Hầu hết các lĩnh vực thu đều tăng, một số lĩnh vực tăng cao so với cùng kỳ.
Sở hữu những lợi thế, Thanh Hóa đang trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút nhiều nhà đầu tư bất động sản.
Thanh Hóa hiện nay còn quỹ đất lớn, cùng với chính sách kích cầu du lịch, phát triển kinh tế và hạ tầng xã hội. Thanh Hóa có hệ thống giao thông với đầy đủ các loại hình giao thông: Đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Nơi đây có cửa khẩu quốc tế với Lào, cảng nước sâu Nghi Sơn đang tiếp nhận tàu trọng tải 5 – 10 vạn tấn, Cảng hàng không Thọ Xuân, với nhà ga hiện đại được quy hoạch là cảng hàng không quốc tế.
Thanh Hóa cũng đặt mục tiêu trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân ngành công nghiệp 16,4%/năm; giai đoạn 2026-2030 đạt 12,2%/năm.
Quý I/2022, trong bối cảnh nền kinh tế vẫn chịu tác động từ dịch bệnh Covid-19, song huy động vốn đầu tư phát triển của tỉnh Thanh Hóa vẫn đạt trên 32.200 tỷ đồng, bằng 22,3% kế hoạch, tăng 3,1% so với cùng kỳ.
Hoạt động đối ngoại gắn với xúc tiến đầu tư được chú trọng. Đã có nhiều tập đoàn, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài , các tổ chức tài chính tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư vào tỉnh. Tính đến cuối tháng 3/2022, Thanh Hóa đã thu hút được 18 dự án đầu tư trực tiếp, với tổng số vốn đầu tư đăng ký trên 881 tỷ đồng và 21 triệu USD, tăng 8,3% so với cùng kỳ.
Tất cả những yếu tố này giúp Thanh Hóa vươn lên trở địa phương có tốc độ phát triển bất động sản năng động tại thị trường Bắc Trung Bộ.
Khu đô thị mới Phú Quý đối diện khu công nghiệp có tiềm năng tăng trưởng
UBND tỉnh Thanh Hóa có quyết định số 3353 về việc phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp Phú Quý trên địa bàn huyện Hoằng Hóa với quy mô lập quy hoạch dự án khoảng 733ha. Công ty WHA Industrial Development PCL (Thái Lan) sẽ tài trợ cho việc lập quy hoạch này.
Với vị trí nằm đối diện khu công nghiệp và có đầy đủ hạ tầng giao thông đồng bộ, giao thương tiện lợi, tiện ích nội ngoại khu đầy đủ, Dự án Khu đô thị mới Phú Quý hứa hẹn thu hút nhà đầu tư.
Chủ đầu tư cho biết, dự án đất nền tự xây sổ đỏ lâu dài đối diện Khu công nghiệp Phú Quý với tổng 733 ha – 331 lô liền kề và 8 lô biệt thự. Dự án cách công sở xã Hoằng Quý 50m, cách trường cấp 1, cấp 2 Hoằng Quý 40m, cách trạm y tế 60m, cách quốc lộ 1A 100m, cách siêu thị Big C 10km, cách biển Hải Tiến 15km, cách trung tâm TP Thanh Hóa 10km, cách Thủ đô Hà Nội 120 km. Nơi đây có tiện ích nội ngoại khu và đồng bộ như: chợ thương mại, công viên cây xanh, nhà sinh hoạt cộng đồng, trường học, nhà thi đấu thể thao, hệ thống hạ tầng giao thông thuận lợi.
Bất động sản Khu công nghiệp Phú Quý sở hữu tiềm năng tăng trưởng, hứa hẹn mang đến sự sôi động cho thị trường nơi đây.